“Ti vi, báo đài nói chuyện cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp nhan nhản, nhiều người cũng hỏi tôi có lo con ra trường không xin được việc không. Thú thực, cha mẹ nào cũng có nỗi lo đó nhưng tôi tin tưởng vào năng lực của con và môi trường đào tạo tại Trường ĐH FPT”, cô Vinh nói. Tốt nghiệp Trường ĐH FPT, Mai Trâm gần như có ngay được công việc ưng ý, phù hợp với chuyên ngành được đào tạo. Cựu sinh viên Trường ĐH FPT còn ấp ủ dự định học lên cao hơn và đang có điều kiện thuận lợi trong công việc để thực hiện mục tiêu đó.
“Con xin được việc làm ngay chứng tỏ năng lực, kỹ năng của con sau khi tốt nghiệp đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Như vậy là chương trình, chất lượng đào tạo của Trường ĐH FPT rất sát với thực tế”, cô Vinh chia sẻ thêm. Cũng theo vị phụ huynh này, trường đại học đảm bảo chất lượng đào tạo không chỉ giúp sinh viên thuận lợi trong quá trình tìm việc làm mà còn tiết kiệm cho doanh nghiệp thời gian, tiền bạc khi không phải đầu tư đào tạo lại nhân sự sau khi tuyển dụng.
Trâm khiêm tốn chia sẻ rằng, ra trường đi làm ngay thậm chí được tuyển dụng khi chưa tốt nghiệp là việc rất bình thường với sinh viên Trường ĐH FPT, mình chưa có gì gọi là thành đạt so với anh chị khoá trước hoặc bạn bè đồng trang lứa. Nhưng với bố mẹ của cựu sinh viên Trường ĐH FPT này, chứng kiến con mình trưởng thành, tự tin, độc lập trong cuộc sống và công việc đã là minh chứng của sự “thành đạt”.
“Không chỉ yên tâm khi thấy con ra trường, đi làm, tự chăm lo được cho cuộc sống của mình, tôi còn thấy vui khi con trưởng thành, tự tin trong cách sống”, cô Vinh cho biết. “Môi trường đào tạo tại Trường ĐH FPT không chỉ chú trọng dạy kiến thức mà còn rất quan tâm tới kỹ năng, trải nghiệm để sinh viên trưởng thành cả về con người”, vị phụ huynh này chia sẻ ý kiến cá nhân.
“Năm nay, con trai thứ hai của tôi vào đại học. Nếu cháu trúng tuyển, gia đình hoàn toàn ủng hộ cháu trở thành SV Trường ĐH FPT. Tôi hy vọng cháu cũng sẽ có được sự trưởng thành sau khi ra trường giống như chị gái”, cô Vinh nói.
Ngọc Trâm
" alt=""/>Con tốt nghiệp có việc làm ngay, phụ huynh tâm đắc vì chọn đúng trường đại họcCoi thường các mối đe dọa
Để chuẩn bị, các doanh nghiệp phải biết những mối đe dọa đó là gì. Biết rõ kẻ thù và các tài sản có nguy cơ bị tấn công chính là yếu tố then chốt. Bên cạnh việc cập nhật bản vá thường xuyên, các doanh nghiệp cần tiếp tục bám sát các hoạt động mới nhất trên toàn cầu để biết các xu hướng đe dọa an toàn thông tin mới nhất là gì.
Thiếu phòng bị
Những kẻ tấn công có thể đã xâm nhập vào một mạng lưới doanh nghiệp và chỉ chực chờ cơ hội thích hợp để tấn công. Vì thế các doanh nghiệp nên tiến hành quét tìm các mối đe dọa thường xuyên để ngăn chặn mọi nỗ lực cũng như hiểm họa trước khi chúng xảy ra. Có thể tiến hành quét tìm những mối đe dọa này nếu được trang bị các hệ thống giám sát phù hợp hoặc thông qua các công cụ miễn phí được các doanh nghiệp an toàn thông tin trong nước cung cấp.
Thiếu giám sát
Để xác định sớm các mối đe dọa, các doanh nghiệp phải đảm bảo rằng xây dựng được các giải pháp giám sát phù hợp. Hành vi bất thường trên mạng và tại các điểm kết nối cuối của nhân viên phải được gắn cờ cảnh báo ngay khi xuất hiện để giảm thiểu lỗ hổng của doanh nghiệp trước các cuộc tấn công.
Lỗi mở
Trong trường hợp các quy trình có liên quan đến hành vi của con người, chúng sẽ rất dễ xảy ra sai sót gọi là lỗi mở. Nếu không có hệ thống giám sát thích hợp, các quy trình này có thể bị xâm phạm và lợi dụng. Chẳng hạn như quy trình từ lúc thu thập thông tin khách hàng cho đến khi nhập dữ liệu vào máy tính và đưa lên cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp.
![]() |
Tội phạm mạng có thể tấn công vào sơ hở trong quy trình của doanh nghiệp |
Bảo mật từ xa
Trong bối cảnh Covid-19, nhân viên thường làm việc khi đang đi trên đường hoặc tại nhà. Điều này có nghĩa là bất kỳ phương thức bảo mật mạng nào được triển khai trong doanh nghiệp cũng đều phải được mở rộng ra ngoài phạm vi văn phòng. Các thiết bị di động và máy tính xách tay cá nhân cần phải được bảo mật và nhân viên phải được thông báo về các rủi ro và có kế hoạch ứng phó trước.
Rủi ro từ đối tác
Ngoài rủi ro bên trong doanh nghiệp, các bên thứ ba và nhà cung cấp đang hợp tác cũng cần triển khai những biện pháp bảo mật mạnh mẽ và áp dụng các biện pháp ứng phó sự cố tức thời. Các tổ chức này cần xây dựng một phương pháp thường xuyên và có cấu trúc để xem xét và đánh giá mức độ bảo mật, nhằm đảm bảo rằng những kẻ tấn công không thể khai thác được các lỗ hổng để truy cập vào hệ thống mạng của đối tác.
Xử lý sự cố
Khi sự cố xảy ra, doanh nghiệp phải đảm bảo rằng họ có thể quản lý khủng hoảng đúng cách. Cần xây dựng một kế hoạch ứng phó khủng hoảng chi tiết và liên tục cảnh báo ngay cả trong khoảng thời gian bình yên để đảm bảo rằng mọi nhân viên đều nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình. Việc xử lý sự cố sai cách có thể khiến các doanh nghiệp phải gánh chịu chi phí cao hơn và thiệt hại về mặt uy tín, từ đó có thể gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình phục hồi.
Internet vạn vật (IoT)
Với hoạt động kết nối không ngừng gia tăng giữa các thiết bị thông minh và hệ thống thông qua IoT, cuộc tấn công từng bị cô lập sẽ trở thành một vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều trong tương lai. Những kẻ tấn công có thể tìm mọi cách để xâm nhập vào một hệ thống cụ thể thông qua một “cánh cửa” khác mà chúng có thể dễ dàng truy cập hơn như camera, đèn chiếu sáng thông minh. Đây là vấn đề rất khó để kiểm soát bởi không thể ngắt kết nối hàng tá thiết bị thông minh trong doanh nghiệp khi có sự cố xảy ra.
![]() |
Môi trường IoT rất dễ trở thành miếng mồi ngon cho hacker |
Yếu tố con người
Nhân viên có thể là liên kết yếu nhất nhưng cũng là hệ thống bảo vệ mạnh mẽ nhất của doanh nghiệp. Một nhân viên xấu xa có thể bán thông tin bảo mật hoặc cho phép kẻ tấn công xâm nhập vào hệ thống mạng của doanh nghiệp.
Một nhân viên thiếu hiểu biết cũng có thể vô tình mở ‘cửa hậu’ cho những kẻ tấn công. Tuy nhiên, một nhân viên nhận thức được các mối nguy và đã được đào tạo về các dấu hiệu để phát hiện vi phạm, sẽ trở thành tuyến phòng thủ đầu tiên của doanh nghiệp. Tập huấn để nhân viên làm quen với các mối nguy và biện pháp ứng phó là biện pháp cơ bản nhất.
Phương Nguyễn
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam là những đích đến dễ bị lựa chọn trong những cuộc tấn công do khả năng phòng thủ hạn chế của hạ tầng mạng.
" alt=""/>10 lỗ hổng phổ biến trong an ninh mạng của doanh nghiệp